Kết nối hỗ trợ ươm mầm khởi nghiệp
09/06/2022
Chương trình mentoring nhằm giúp giới trẻ theo đuổi ước mơ, hoài bảo và chinh phục bản thân trong mọi hoàn cảnh.
Là DN mới khởi nghiệp về sản phẩm dừa hơn 01 năm qua, ông Ngãi đã trải nghiệm chương trình mentoring tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông hiểu được tính hiệu quả và sự cần thiết của chương trình mentoring để phát triển DN khởi nghiệp cũng như phát triển nguồn nhân sự kế thừa trong công ty để DN phát triển bền vững. Xét về nhân sự, những DN khi khởi nghiệp luôn bị yếu thế về nguồn nhân sự, vì ít có nhân sự tỉnh khác về làm và gắn bó lâu dài, bắt buộc DN phải đào tạo, ươm mầm nhân sự từ trường đại học. Về nhà trường, mong muốn đào tạo SV giỏi về kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng để hình thành ý tưởng khởi nghiệp.
Với mong muốn, thổi làn gió mới đến hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh, từ khi hoạt động đến nay, Công ty đã giải quyết việc làm 20 lao động địa phương, nâng cao giá trị kinh tế dừa từ 03 - 05 lần so với thu trái, khôi phục lại nghề thu mật hoa dừa truyền thống của người Khmer, tạo 05 sản phẩm mang đậm nét vùng miền, góp phần thúc đẩy giao thương kinh tế tại địa phương, hình thành điểm tham quan phục vụ khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Để Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả và bền vững, nhân sự là một trong những mục tiêu phát triển mà DN cần chú trọng. Đặc biệt là chương trình mentoring vô cùng thiết thực để tạo nền tảng vững chắc cho hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Trà Vinh phát triển vượt bậc và bền vững.
Mentor là những cá nhân có kỹ năng, nhiều kinh nghiệm, đóng vai trò là người hướng dẫn, khuyến khích và đồng hành với những người trẻ tuổi có ít kinh nghiệm, nhằm thúc đẩy phát triển chuyên nghiệp sau này. Mentoring là chương trình gắn kết thiết thực mối quan hệ giữa DN và nhà trường, đặc biệt giữa hai người dựa trên các cam kết trong suốt quá trình mentoring với sự tin tưởng lẫn nhau và lòng tôn trọng, cho phép chuyển giao kiến thức và kỹ năng từ người này sang người khác. |
Thông qua chương trình, tạo mạng lưới kết nối giữa mentor là lãnh đạo DN, chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp, giảng viên với các mentee (người được hướng dẫn) là SV chính quy, cựu SV và những người có ý tưởng kinh doanh hoặc đang kinh doanh, tạo dựng cộng đồng cố vấn gắn kết, hoàn thiện và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và đặc biệt là mối quan hệ giữa DN và nhà trường được bền chặt hơn.
Ông Nguyễn Cao Biện, đại diện Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc chia sẻ kết nối và hỗ trợ khởi nghiệp
Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc là dự án nằm trong chương trình hợp tác toàn diện giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về Điện hạt nhân, năng lượng, công nghiệp và thương mại. Vườn ươm được xây dựng với mục tiêu chính là hỗ trợ nghiên cứu phát triển ý tưởng và ươm tạo công nghệ đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản và cơ khí chế tạo phục vụ chế biến nông, thủy sản.
Từ sự đầu tư, hỗ trợ của đối tác Hàn Quốc, Vườn ươm đã trang bị các thiết bị phục vụ việc ươm tạo, nghiên cứu phát triển sản phẩm và hỗ trợ đào tạo ở lĩnh vực cơ khí gồm hệ thống máy tính cấu hình cao, máy phay CNC, máy tiện CNC, máy cắt plasma, máy tiện cấp phôi tự động, máy cân bằng động, máy đo độ cứng, máy mô phỏng nhiệt độ, máy đo tọa độ CMM, máy bắn cát… với lĩnh vực chế biến nông sản gồm tủ ủ, máy phân tích cấu trúc, máy phân tích béo, hệ thống phân tích đạm, nồi hấp tiệt trùng, máy sấy nhiệt, máy sấy lạnh, máy sấy phun, máy sấy thăng hoa, máy cô đặc chân không… lĩnh vực chế biến thủy sản gồm container vận chuyển thủy, hải sản sống, dây chuyền chế biến sản phẩm xúc xích, các thiết bị phục vụ cho thí nghiệm hóa lý và vi sinh… với lĩnh vực đào tạo gồm các mô hình máy nông nghiệp…
Đối với lực lượng SV, thời gian qua, Vườn ươm đã hỗ trợ trên 1.300 lượt SV từ các viện, trường đại học, cao đẳng trong và ngoài thành phố đến nghiên cứu, sử dụng các trang thiết bị của Vườn ươm để thực hiện các đề án tốt nghiệp và đề tài khoa học. Riêng đối với các chuyên gia nghiên cứu của các viện, trường đại học, cao đẳng, Vườn ươm đề xuất đưa các công trình nghiên cứu của các chuyên gia thành những hoạt động sản xuất cụ thể. Đối với cộng đồng DN trong và ngoài thành phố Cần Thơ, Vườn ươm thường xuyên trao đổi, tham vấn với cộng đồng DN để hỗ trợ giới thiệu chuyên gia, tìm kiếm thị trường cũng như hỗ trợ về trang thiết bị để DN đến Vườn ươm, tham gia nghiên cứu, thử nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đến nay, Vườn ươm đã hỗ trợ hơn 20 DN tại các tỉnh Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long tham gia nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến sản phẩm cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, Vườn ươm phối hợp với Viện nghiên cứu thực phẩm Hàn Quốc thực hiện dự án nghiên cứu khoa học nâng cao chất lượng sản phẩm bún với mục tiêu là thay thế các loại gạo làm bún truyền thống bằng các loại gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm nâng cao chất lượng bún và sản phẩm tương tự phục vụ nội địa và tiến tới xuất khẩu, dự án này đã được chuyển giao cho DN tại thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, Vườn ươm đang đăng ký thực hiện các đề tài khoa học công nghệ “ảnh hưởng của dịch chiết lá ổi lên một số chỉ tiêu sinh lý, miễn dịch và tăng trưởng trên cá điêu hồng nuôi bè” và dự án “nghiên cứu áp dụng công nghệ sấy dẻo chế biến trái cây dẻo định hình từ nguồn nguyên liệu trái cây nhiệt đới tại thành phố Cần Thơ”.
Thời gian tới, Vườn ươm tiếp tục thực hiện các giải pháp để thu hút DN tham gia nghiên cứu ươm tạo thông qua việc tuyên truyền quảng bá, liên kết với các chuyên gia và DN để thực hiện các ý tưởng mới; lắp đặt thêm thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, dịch vụ gia công, kiểm nghiệm nhằm tạo nguồn thu cho Vườn ươm.
Ông Nguyễn Văn Vũ An, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp, ĐHTV chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ SV khởi nghiệp tại Trường ĐHTV
Khởi nghiệp là hoạt động trọng tâm của Trường ĐHTV nhằm đẩy mạnh đào tạo đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp từ trường đại học giúp trang bị kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp, góp phần nuôi dưỡng và phát triển các ý tưởng của học sinh, SV trở thành hiện thực.
Để góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong SV nâng cao hiểu biết và các kỹ năng cơ bản để khởi nghiệp, thời gian qua, Trung tâm đã tổ chức 25 lượt tập huấn về khởi nghiệp với chuyên gia trong và ngoài nước đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và Mỹ thu hút hơn 6.460 cán bộ, giảng viên, học sinh, SV tham gia; 39 buổi trà đàm, tọa đàm hội thảo quy mô khu vực ở đồng bằng Sông Cửu Long và quốc tế thu hút hơn 9.500 học sinh, SV tham gia; tổ chức 04 cuộc thi khởi nghiệp thu hút 210 ý tưởng, dự án tham gia và cử các ý tưởng, dự án khả thi tham gia các cuộc thi ở cấp cao hơn, đạt nhiều thứ hạng cao.
Hàng năm, Trường ĐHTV có 02 dự án vào vòng chung kết cuộc thi ý tưởng sinh viên khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, trưng bày sản phẩm tại ngày hội Techfest quốc gia, khu vực đồng bằng sông Cửu Long; tổ chức 16 buổi đào tạo kỹ năng khởi nghiệp và tư vấn cho các ý tưởng khả thi và áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, nhà trường đã biên soạn, nghiệm thu và đưa vào sử dụng 02 bộ tài liệu: tiếng Anh giao tiếp cơ bản trong khởi nghiệp, chương trình mentoring tư vấn hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp; tổ chức 02 sự kiện kết nối giữa SV có ý tưởng khởi nghiệp với cựu SV thành đạt. Xây dựng ngân hàng ý tưởng khởi nghiệp để tiếp nhận các ý tưởng, sáng kiến của thanh thiếu niên; thành lập 01 câu lạc bộ khởi nghiệp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các SV đam mê khởi nghiệp hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và đưa vào thực tế.
Thông báo
- PHỔ BIẾN GIẢI THƯỞNG CHUYỂN ĐỔI SỐ VIỆT NAM NĂM 2022
- Thông báo về việc đăng ký tham dự các lớp đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và chương trình hỗ trợ công nghệ, thông tin , tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục nhận hồ sơ đến cuối tháng 3/2022
- Cuộc thi: Sáng tác Biểu trưng và Khẩu hiệu khởi nghiệp tỉnh Trà Vinh
- Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2021 bắt đầu nhận hồ sơ tham gia của doanh nghiệp